Ngỗng Sư Tử

 

1. Tên khoa học:Anser cygnoides

2. Phân loại:

– Bộ: Anseriformes

– Họ: Anatidae

– Chi: Anser

– Loài: A. cygnoides

3. Đặc điểm sinh thái:

   Ngỗng sư tử có tầm vóc to trông dữ tợn, lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Phần trên cổ có yếm da, thân mình dài vừa phải, ngực dài nhưng hẹp, xương to và nặng nhưng thân thịt màu hơi trắng. Mỏ và chân màu đen. Thân ngỗng có hình chữ nhật, ngực nở và sâu. Bụng phệ. Bộ lông của ngỗng sư tử có màu xám thẫm chiếm phần lớn số con trong đàn, một số con có lông trắng pha nâu. Khi trưởng thành con đực nặng tới 6 kg/con, con cái nặng 5 kg/con. Mào là một khối thịt nhô lên ở trán, màu nâu đen giống như bờm sư tử. Mào con mái nhỏ hơn mào con trống. Cổ dài và to. Phần trên cổ có một vệt lông đen từ đầu đến thân, ở dưới có một yếm da thừa. Cánh, lưng, gốc đuôi và hai sườn màu xám đá. Lông ở ngực, bụng màu trắng phớt vàng đất. Đặc điểm thực quản của ngỗng sư tử mỏng nên khi nhồi béo dễ bị sây sát và vỡ thực quản, vì vậy không dùng ngỗng này để nhồi béo. Chúng có sức đẻ rất lớn từ 50- 70 quả/năm.

4. Phân bố:

   Ở Bắc Trung Quốc và Xiberi. Ở Việt Nam được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở Hà Tây.

5. Công dụng:

   Trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g nước, 14g protid, 39,2g lipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal, Rất tốt cho sức khỏe. Trứng ngỗng thường được phụ nữ mang thai sử dụng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở thời kỳ này. Nhiều nhà hàng khách sạn lớn dùng thịt loại ngỗng này trong thực đơn chính dành cho khách nước ngoài. Giá bán ngỗng thịt sư tử hiện nay dao động trong khoảng 100 đến 150 nghìn đồng/kg.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *