Ngày 30/10/2024, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã có buổi đón tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia của tổ chức TAF – Thái Lan và Trung tâm ICEDR – Việt Nam. Tham dự có PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc Phân hiệu, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc của Phân hiệu
Trong giai đoạn 2022 – 2024, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN – Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng và Phát triển nông thôn (Trung tâm ICERD – Hà Nội) cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức Liên minh đồng ruộng (TFA) của Thái Lan để xây dựng “Mô hình Kết nối nông dân sản xuất nông sản an toàn với bữa ăn học đường và bệnh viện”. Ngoài ra, dự án còn có sự tham gia hỗ trợ từ: Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, Trung tâm Học tập cộng đồng xã (CLC), Tổ chức đoàn thể cấp xã (Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên) và Các Trường phồ thông trong vùng dự án.
Quang cảnh buổi làm việc với Đoàn chuyên gia của tổ chức TAF – Thái Lan và Trung tâm ICEDR – VN
Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc Phân hiệu đã báo cáo tóm tắt Dự án TFA Thái Lan “Kết nối nông dân sinh thái với Bữa ăn học đường và bệnh viện”. Qua đó, Phân hiệu đã đánh giá kết quả xây dựng Mô hình đã mang lại ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với điều kiện tỉnh niềm núi Lào Cai, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành sản xuất theo nguyên tắc nông nghiệp sinh thái, “Kết nối nông dân sinh thái với Bữa ăn Học đường và bệnh viện”. Đồng thời người nông dân được trang bị kiến thức và kỹ năng “Ứng dụng công nghệ số”, xây dựng mối liên kết sản xuất với nhau và áp dụng cơ chế kiểm soát sản xuất “Participatory Guarantee System” (PGS) để tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, tham gia và bán sản phẩm của mình qua sử dụng APP trên điện thoại di động và nền tảng truyền thông xã hội.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – Giám đốc Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Marut Jatiket Giám đốc điều hành tổ chức TAF cho biết mục đích của chuyến công tác lần này là tới thăm, khảo sát thực địa tại địa phương để triển khai những hợp tác tiếp theo. Mang tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường học cần được quan tâm sát sao hơn nữa nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh. Sự kết nối, tương tác chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh chính là yếu tố để đảm bảo môi trường giáo dục an toàn cho trẻ. Tại khu vực thực hiện dự án ông nhận thấy rằng Lào Cai có rất nhiều điều kiện để phát triển mô hình như: nông dân tiếp cận tốt với thông tin xã hội, lao động trẻ dễ tiếp cận Khoa học – kỹ thuật, trường học, bệnh viện trên địa bàn phát triển… Vì vậy, việc xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng hàng hóa để quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đang là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Ông Marut Jatiket Giám đốc điều hành tổ chức TAF và Bà Nantawan Manprasong thành viên tổ chức TAF tại buổi làm việc
Hai bên thống nhất nội dung tiếp tục hợp tác trong các trong xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, nâng cao chất lượng sống của đồng bào miền núi, đặc biệt là việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường học và bệnh viện trên địa bàn. Ngoài ra, còn có các chương trình hợp tác trao đổi học tập để học sinh, sinh viên được giao lưu học hỏi, thăm quan trải nghiệm và thực hành nghề nghiệp tại Thái Lan.
Chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn chuyên gia của tổ chức TAF – Thái Lan và Trung tâm ICEDR – VN
Tin, ảnh: Triệu Thị Mủi – Trung tâm NC&CGKHCN